Những điều cần biết về chế độ ăn giảm muối.
1. Tác hại của việc ăn nhiều muối
Theo Bộ Y tế, tỷ lệ dân số nước ta luôn luôn hoặc thường xuyên thêm muối, mắm hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu ăn hoặc trong khi ăn là 78,2%. Trong đó, có 8,7% số người luôn luôn hoặc thường xuyên ăn thức ăn chế biến sẵn có hàm lượng muối cao. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày, cao hơn khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO.
Những thông tin trên có trong Kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021 do Bộ Y tế chủ trì thực hiện.
Thói quen ăn mặn làm gia tăng nguy cơ tăng huyết áp và nhiều bệnh không lây nhiễm. Ảnh: LÊ CẦM
Trung bình một người trưởng thành ở nước ta tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày, cao hơn khuyến cáo của WHO.
Theo các chuyên gia, khác với các nước khác chủ yếu do người dân sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thì ở Việt Nam việc ăn thừa muối đa số là do thói quen cho muối, gia vị vào thực phẩm khi chế biến, nấu ăn và khi chấm, trộn muối, gia vị trong bữa ăn.
Việc sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thận, tim mạch, dạ dày, loãng xương với các biến chứng nguy hiểm: suy thận, suy tim, đột quỵ, ung thư dạ dày,…thậm chí có thể gây tử vong.
Duy trì chế độ ăn giảm muối sẽ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh trên. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần sử dụng muối hợp lý theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO.
2. Lợi ích của chế độ ăn giảm muối
Một chế độ ăn giảm muối sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Duy trì huyết áp ổn định đối với người bệnh tăng huyết áp.
- Giảm phù ở người bệnh suy thận hoặc các bệnh lý về thận.
- Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến biến chứng đột quỵ ở người bệnh suy tim.
- Phòng tránh loãng xương vì ăn nhiều muối có thể làm mất canxi trong xương, tăng nguy cơ loãng xương.
- PHÒNG TRÁNH UNG THƯ DẠ DÀY VÌ MUỐI CŨNG LÀ YẾU TỐ THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI (HP) - NGUY CƠ CHÍNH GÂY UNG THƯ DẠ DÀY.
Việc ăn nhiều muối là không tốt, tuy nhiên nếu ăn giảm muối quá nhiều sẽ có thể gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon,... Do đó, cần đảm bảo lượng muối phù hợp trong mỗi bữa ăn để tránh gây nguy hại cho sức khỏe.
Thường xuyên ăn mặn có thể gây các bệnh tim mạch và thận, ung thư dạ dày, loãng xương,…
3. Thế nào là chế độ ăn giảm muối phù hợp?
Chế độ ăn giảm muối phù hợp là cung cấp đủ lượng muối, natri mà cơ thể cần. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành khỏe mạnh chỉ nên ăn 5g muối/ngày tương đương với 2g natri/ngày (5g muối tương đương khoảng 1 thìa cà phê đầy).
Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau cần ăn ít muối hơn:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: 0,3 - 1,5g muối/ngày.
- Người bệnh tăng huyết áp: 3-<5g muối/ngày.
- Người bệnh suy tim: Ăn nhạt tương đối hoặc hoàn toàn tùy vào giai đoạn và chỉ định của bác sĩ, với lượng muối: 2,5-<5g muối/ngày
- Người bệnh lý về thận, tiết niệu: <5g muối/ngày nhưng không <1,2g muối/ngày.
4. Cách giảm muối trong chế độ ăn
Thông thường, cơ thể được bổ sung muối, natri thông qua 2 nguồn chính là loại thực phẩm và muối ăn, các loại gia vị mặn dùng để chế biến thực phẩm: nước mắm, nước tương, hạt nêm,…
4.1. Giảm muối trong chế biến thức ăn
Hạn chế sử dụng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến thức ăn. Nên sử dụng khoảng 1⁄5 thìa cà phê muối/bữa ăn (tương đương 1g muối và 1 thìa cà phê nước mắm…)
Đối với trẻ nhỏ, không nên thêm muối khi chế biến đồ ăn dặm. Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và không thêm muối khi nấu.
4.2. Chấm nhẹ tay
Hạn chế hoặc không chấm các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn. Nếu có chấm thì chấm nhẹ tay để hạn chế tối đa lượng muối vào cơ thể mỗi ngày.
ĂN UỐNG ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA BỆNH THA, ĐTĐ
4.3. Lựa chọn thực phẩm có lượng muối ít
Để đảm bảo chế độ ăn với lượng muối vừa đủ, chúng ta cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm có lượng muối ít như: rau xanh, trái cây, các loại thịt nạc.
Hướng dẫn áp dụng chế độ ăn ít muối - Viam Clinic
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều muối, natri, phần lớn là hải sản; sữa và các chế phẩm từ sữa; đồ chế biến sẵn, đóng gói, đóng hộp: dưa muối, thịt muối, cá muối, giò, chả, đồ hộp, mỳ tôm,…
Giới thiệu thực đơn các món ăn ngon cho những gia đình nào yêu hải sản
Mục tiêu Việt Nam đặt ra là đến năm 2025 sẽ giảm 30% lượng muối tiêu thụ/người/ngày. Duy trì chế độ ăn giảm muối một cách hợp lý giúp bảo vệ sức khỏe của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Tin bài: Khoa Dinh Dưỡng – BV Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Địa chỉ: Tiền Phong - Giới Phiên - TP.Yên Bái - Tỉnh Yên Bái - Điện thoại: 02166.252.007
Email: bvdktinhyenbai@gmail.com.
Webite: http://www.benhvientinhyenbai.vn
Tin khác:
Những lưu ý khi bị ngộ độc chất tẩy rửa |
Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não |
Tìm hiểu về cách phòng chống bệnh dại |
Cần làm gì để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung |