Tầm quan trọng của "Gây mê cân bằng" trong phẫu thuật
Gây mê cân bằng (Balanced anesthesia) là một phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc gây mê để đạt được hiệu quả tối ưu trong suốt quá trình phẫu thuật hoặc thủ thuật y tế. Mục tiêu của gây mê cân bằng là kết hợp các loại thuốc với các cơ chế tác động khác nhau nhằm kiểm soát các yếu tố: mức độ mê, giảm đau, giãn cơ và an thần, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ và nguy cơ biến chứng so với việc chỉ sử dụng một loại thuốc duy nhất.
Trong gây mê cân bằng, người ta quan tâm đến các chỉ số TOF, BIS, SPI, thường sử dụng một số loại thuốc:
1. Thuốc gây mê (Induction agents): như propofol, etomidate… giúp đưa bệnh nhân vào trạng thái mê nhanh chóng.
2. Thuốc giảm đau (Analgesics): Các thuốc như opioid (morphine, fentanyl) giúp giảm cảm giác đau trong suốt quá trình phẫu thuật hay sử dụng các kĩ thuật tê vùng để kiểm soát mức độ đau.
3. Thuốc giãn cơ (Muscle relaxants): Rocuronium hoặc vecuronium,.. được sử dụng để làm giãn cơ, giúp phẫu thuật viên dễ dàng thực hiện các thao tác trong khi phẫu thuật.
4. Thuốc an thần (Sedatives): Như benzodiazepine (midazolam) có thể được sử dụng để giúp bệnh nhân thư giãn trước và trong phẫu thuật.
5. Khí gây mê (Inhalation agents): Các khí :sevoflurane hoặc desflurane ..có thể được sử dụng để duy trì trạng thái mê trong quá trình phẫu thuật.
Bác sĩ gây mê hồi sức đánh giá tình trạng bệnh nhân để quyết định lựa chọn phương pháp gây mê hồi sức phù hợp. Kiểm soát mức độ mê, độ giãn cơ, an thần như một “ Nhạc trưởng” tài ba, điêu luyện.
Sự chuyên nghiệp, cẩn trọng và tận tâm của bác sĩ gây mê hồi sức là yếu tố then chốt giúp ca mổ diễn ra thành công và giúp người bệnh vượt qua những nguy cơ, hiểm họa tiềm ẩn, phục hồi nhanh chóng, an toan.
Hình ảnh Bs CKI. Lê Thị Ánh Nguyệt và Bs CKI. Trần Trung Hiếu trực tiếp gây mê cho người bệnh.
Tin bài: khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái.
Tin khác:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |