CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
        ► Tìm kiếm
 

Bệnh Quai Bị ?


               

             - Quai bị là bệnh viêm cấp tính tuyến nuớc bọt mang tai do virus quai bị gây ra. Đặc trưng của bệnh là sưng đau tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, các tuyến khác như tinh hoàn, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương. Bệnh thường lành tính, tự khỏi và gây miễn dịch bền vững.

- Nguồn bệnh: Người bệnh quai bị, thời điểm lây nhiễm cao nhất là ngay trước hoặc khi bắt đầu viêm tuyến mang tai.

- Đường lây: Lây trực tiếp qua đường hô hấp

- Cơ thể cảm thụ: Tất cả những người chưa bị quai bị, hay gặp ở lứa tuổi từ 5 – 20 tuổi. Sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững.

- Phân bố dịch tễ: Bệnh thường gặp vào mọi thời điểm trong năm, cao hơn về mùa đông xuân. Phân bố khắp mọi nơi trên thế giới.

* Triệu chứng

- Giai đoạn ủ bệnh: 2-3 tuần

- Giai đoạn khởi phát: 1-2 ngày

+ Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu, chán ăn.

+ Đau góc hàm, đau tuyến mang tai.

- Giai đoạn toàn phát:

+ Sốt cao, đau đầu, đau mỏi gáy.

+ Đau mỏi hàm, viêm đỏ niêm mạc miệng, khô miệng, sưng hạch góc hàm.

+ Tuyến nước bọt mang tai: Sưng đau nhưng không nóng đỏ.

- Giai đoạn lui bệnh: Sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng thuyên giảm dần rồi khỏi.

* Biến chứng bệnh quai bị

+ Viêm tinh hoàn: 20- 30% nam giới sau tuổi dậy thì

+ Viêm màng não: 10-35% trường hợp quai bị, thường hồi phục hoàn toàn.

+ Viêm não: 1/6000 – 1/400 trường hợp, thường lành tính nhưng cũng có thể có tử vong hoặc di chứng

+ Viêm tụy: gặp khoảng 10%

+ Viêm buồng trứng: 2-5%

* Phòng bệnh quai bị

Không tiếp xúc với người bệnh trong 14-21 ngày.

- Tạo miễn dịch chủ động:

Tiêm vacxin: đơn giá, đa giá (quai bị, sởi, rubella).

Chỉ định:

Trẻ em 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại lúc 18 tháng tuổi.

Tái tiêm chủng ở người đã tiêm vacxin quai bị dùng virus chết.

- Tạo miễn dịch thụ động:

Dự phòng đặc hiệu bằng gama globulin miễn dịch chống quai bị, dùng sớm cho phụ nữ có thai khi tiếp xúc với bệnh quai bị, 3-4 ml tiêm bắp liều duy nhấnhất.

Tin bài: Khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái

 

Tin khác: