CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
        ► Tìm kiếm
 

Lưu ý cho người bệnh sau mổ đắt dây chằng chéo trước khớp gối.


Đứt dây chằng chéo trước (ACL) là một chấn thương đầu gối hay gặp trong sinh hoạt, trong lao động và đặc biệt là trong chấn thương thể thao. Khi không may bị đứt dây chằng chéo trước, thì việc đầu tiên chúng ta cần tìm cho mình một Bệnh viện và Bác sĩ mổ tái tạo dây chằng chéo trước bị đứt đó.

Sau khi phẫu thuật dây chằng chéo, người bệnh có thể mất rất nhiều thời gian để cho chấn thương lành hay thậm chí nếu không cẩn thận sẽ bị đứt lại dây chằng. Dây chằng sau khi mới được mổ xong thường sẽ rất yếu nên bạn cần phải thật cẩn trọng với vết thương đó.Đặc biệt, cần nghĩ ngay đến việc tập phục hồi sau mổ đứt dây chằng chéo trước (ACL) đó một cách tốt và hiệu quả nhất. Để có thể hồi phục dây chằng một cách tốt nhất cần tuân thủ tuyệt đối những lưu ý tránh sau mổ dây chằng chéo trước

Điều 1: Không bỏ nẹp khi chưa được tư vấn từ BS

Không bao giờ tự tháo nẹp mà không có sự cho phép của bác sĩ. Bệnh nhân bắt buộc phải đeo nẹp trong mọi cử động, kể cả đi, đứng, ngủ, trừ khi nằm nghỉ ngơi tại chỗ để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo.Bệnh nhân nên được tư vấn từ Bác sĩ về tình trạng của mình sau mổ. Nhất là khi nào có thể tháo nẹp và khi nào thì không? Bao lâu thì bỏ nẹp đầu gối ra được? Mỗi bệnh nhân tình trạng bệnh khác nhau nên không ai giống ai. Thông thường, nẹp dài sau ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật.Bạn nên hỏi Bác sĩ mổ của mình để tránh biến chứng sau phẫu thuật.

Điều 2: Không nên bỏ nạng sớm

Không nên bỏ nạng trong 2 tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật. Tình huống này không phải hiếm gặp. Nhiều người bệnh thấy hết đau sau vài ngày sau mổ, tự ý bỏ nạng nhưng nếu không cẩn thận sẽ gây sưng đau khớp gối, ảnh hưởng đến sự hồi phục của toàn bộ quá trình điều trị.

Trong ít nhất là 1 tuần đầu đến 2 tuần sau mổ bệnh nhân nên mang nạng để chống đỡ chịu bớt lực cho chân mới mổ xong. Điều này vừa làm giảm áp lực lên chân bệnh. Vừa giúp an toàn cho bệnh nhân phòng ngừa té ngã. Khi mà chân bệnh chưa thể trụ vững trong động tác đi lại hàng ngày. Việc bỏ 1 nạng hay 2 nạng nên được tham vấn bởi Bác sĩ chuyên phẫu thuật dây chằng sẽ tư vấn cho bạn giai đoạn phù hợp để tháo nạng ra đi.

Điều 3: Gập gối từ từ theo từng giai đoạn.( Không gấp quá 120° trong 4 tuần đầu tiên sau phẫu thuật)

Theo từng giai đoạn, cường độ tập gập gối khác nhau, tránh gập gối quá mức ngay từ tháng đầu sẽ ảnh hưởng đến dây chằng chéo mới tái tạo, dẫn đến lỏng lẻo dây chằng. Còn nếu tập gập gối quá trễ thì dễ dẫn đến cứng khớp gối đi lại khó khăn về sau. Dây chằng mới được tái tạo cần có thời gian để bám chắc vào xương. Thường ít nhất là 1 tháng. Thời gian hồi phục hoàn toàn của chân là từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên thì không phải chờ chân hồi phục hoàn toàn thì mới gập gối. Mà nên gập gối theo từng giai đoạn dưới sự hướng dẫn của Bác sĩ mổ.

Điều 4: Không vận động quá nhiều khớp gối

 

Một trong Những điều tránh sau mổ dây chằng chéo là hạn chế đi lại sớm quá nhiều, nếu không cần thiết. Để tránh sưng căng đầu gối và không cản trở quá trình hồi phục sau phẫu thuật dây chằng chéo. Chỉ nên tập và hoạt động ở mức vừa phải trong thời gian đầu sau mổ.

 

Điều 5: Hạn chế chấn thương mới.

Trong vòng 2,5 tháng đầu sau mổ, người bệnh nên tránh đi lên xuống cầu thang, điều khiển xe hai bánh, ngồi xổm,… để tránh vô tình làm đứt dây chằng mới. Việc này sẽ dễ làm dây chằng mới bị đứt lại khiến cho kết quả của lần mổ trước không còn hiệu quả.

Điều 6: Không nên nằm bất động quá lâu

Nhiều bệnh nhân sợ đau, đi lại va chạm vào vết mổ sẽ khiến vết thương lâu lành, chỉ nằm một chỗ không dám cử động chân. Điều này là tuyệt đối không nên.Hạn chế đi lại sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Làm chậm quá trình lành vết thương. Hơn nữa nếu như cơ thể bất động quá lâu thì cơ thể sẽ tạo thành nguy cơ tăng đông. Bệnh nhân dễ hình thành cục máu đông ở tĩnh mạch sâu 2 chân. Khi cục máu đông này di chuyển đi khắp cơ thể gây nên nhiều biến chứng nặng nề.Bệnh nhân sau mổ dây chằng chéo thường được khuyên vận động sớm và tập theo đúng liệu trình mỗi giai đoạn để nhanh hồi phục nhất.

Điều 7: Tuyệt đối tránh chạy nhảy, hay tập thể dục

Trong 3 tháng đầu, vì dây chằng chưa đủ cứng, chưa ổn định, còn đang trong quá trình hồi phục.

Điều 8: Không nên tập theo các bài tập trên mạng

Bạn chỉ được tập theo các bài tập do bác sĩ điều trị chỉ định, không nghe, không tập luyện theo trên mạng, vì tình trạng tổn thương của dây chằng chéo ở mỗi người khác nhau nên tập vật lý trị liệu cần cá nhân hoá ở mỗi người. Những sai sót có thể ảnh hưởng xấu đến dáng đi và hoạt động sau này và đặc biệt khó sửa.

Điều 9: Cần tăng sức đề kháng, cơ thể khoẻ mạnh:

Người bệnh sau mổ nên hạn chế thức khuya hoặc dậy quá sớm vì bạn cần giữ sức khỏe trong thời gian này để hỗ trợ vận động và phục hồi dây chằng tối đa. Hãy nhớ rằng, thể lực rất quan trọng trong thời gian này.

Để cơ thể khỏe mạnh, bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Ngủ đủ giấc.Việc cơ thể khoẻ mạnh giúp cho xương và dây chằng nhanh lành hơn. Bạn sẽ hồi phục nhanh hơn.

Tại sao nên lưu ý đến những điều trên?

Chú trọng đến Những lưu ý sau phẫu thuật dây chằng chéo trước trên sẽ giúp bạn:

· Bảo vệ dây chằng mới

· Hạn chế biến chứng sau mổ

· Giảm viêm và đau sau mổ.

· Phục hồi sớm chức năng của đầu gối

· Sớm quay trở lại cuộc sống sinh hoạt thường ngày và hoạt động thể thao.

Tin bài: Khoa YHCT - PHCN – BV Đa khoa tỉnh Yên Bái.

Địa chỉ: Tiền Phong - Giới Phiên - TP.Yên Bái - Tỉnh Yên Bái - Điện thoại: 02166.252.007

Email: bvdktinhyenbai@gmail.com.

Webite: http://www.benhvientinhyenbai.vn