CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH
        ► Tìm kiếm
 

Yên Bái: Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 tăng 2 bậc so với năm 2019


CTTĐT - Năm 2020, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Yên Bái xếp hạng thứ 24/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, tăng 2 bậc so với năm 2019.

Năm 2020, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Yên Bái xếp hạng thứ 24/63 tỉnh, thành phố

Năm 2020, Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Yên Bái được xếp hạng thứ 24/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc với tổng điểm đạt được là 84,70 điểm, tăng 3,04 điểm và tăng 2 bậc so với năm 2019 (năm 2019 chỉ số cải cách hành chính đạt 81,66 điểm xếp thứ 26/63 tỉnh, thành phố).

Trong đó, công tác chỉ đạo điều hành CCHC đạt 8,50 điểm; xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản QPPL đạt 8,89 điểm; cải cách thủ tục hành chính đạt 12,44 điểm; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước đạt 8,74 điểm; xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức đạt 10,43 điểm; tài chính công đạt 10,08 điểm; hiện đại hóa hành chính đạt 13,59; tác động của CCHC đển người dân, tổ chức và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh đạt 12,01 điểm.

Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện đối với 5 yếu tố cơ bản của quá trình cung ứng dịnh vụ hành chính công, gồm: (1) Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; (2) Thủ tục hành chính; (3) Công chức trực tiếp giải quyết công việc; (4) Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công; (5) Việc tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị.

Năm 2020, kết quả Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) của tỉnh Yên Bái đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 3 trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, với tỷ lệ hài lòng là 88,61%, tăng 1,77% và tăng 3 bậc so với năm 2019, đạt chỉ tiêu Kế hoạch (năm 2019 xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố với tỷ lệ hài lòng 86,84 %).

                                        Năm 2020, kết quả Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) của tỉnh Yên Bái đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố

Kết quả chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái năm 2020 đã phản ánh sát thực tiễn kết quả triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh, thể hiện sự tiến bộ, tích cực trong cả 5 nội dung khảo sát mà Chỉ số hài lòng đã đạt được. Nền hành chính đã có chuyển biến tích cực theo hướng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và các tổ chức trong tỉnh.

Để duy trì, phát huy những kết quả đạt được về Chỉ số cải cách hành chính; Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, trong thời gian tới cần phát huy, giữ vững điểm tối đa các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần đã đạt được; đề ra những giải pháp cụ thể để khắc phục, phấn đấu, cải thiện để đạt điểm và điểm tối đa trong các lĩnh vực, tiêu chí, tiêu chí thành phần chưa đạt được điểm tối đa hoặc chưa đạt điểm. Tiếp tục tuyên truyền về cải cách hành chính, nội dung Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI và các chủ trương cải cách hành chính của tỉnh, đặc biệt là về các tiện ích như dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân, để người dân biết và hưởng ứng, sử dụng các tiện ích trên.

Cùng với đó, để kết quả hài lòng của Chỉ số SIPAS ổn định, bền vững cần tập trung tuyên truyền về Chỉ số SIPAS bằng nhiều hình thức với nội dung phong phú, thiết thực; trong đó, chú trọng tuyên truyền về sự nỗ lực của các cơ quan, đơn vị, địa phương chung tay xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, trách nhiệm, thân thiện và hiệu quả.

Đối với các sở, ngành và các địa phương có nhiều thủ tục hành chính liên quan đến người dân và doanh nghiệp cần rà soát kỹ các quy trình, thủ tục còn phức tạp, chưa cập nhật để đơn giản hóa, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện theo quy định; bố trí nhân lực có chuyên môn, trình độ, đạo đức và năng lực giải quyết công việc; thường xuyên kiểm tra việc thực thi công vụ của công chức, viên chức; kiểm tra các thủ tục đã giải quyết và có biện pháp chấn chỉnh triệt để tình trạng công chức, viên chức nhũng nhiễu người dân và doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cải cách hành chính của các Sở, ban, ngành và địa phương. Coi trọng sự tận tụy phục vụ chuyên môn, đạo đức công vụ của công chức, viên chức nhà nước với quyết tâm phấn đấu đạt được mục tiêu là sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.